Hãng Taber có 2 dòng sản phẩm là Đá mài (hay còn gọi là Bánh xe mài mòn) và Thanh mài.
Chúng được chia làm 2 dòng sản phẩm là CS và H. Dưới đây ta sẽ đi vào chi tiết từng loại.
Dòng Đá mài và Thanh mài CS:
+ Đá mài CS gồm các model: CS-0, CS-5, CS-10, CD-10F, CS-17
+ Thanh mài CS gồm các model: CS-2, CS-5, CS-6, CS-8, CS-10, CS-10F, CS-17
Cấu tạo: Đá mài và thanh mài CS được cấu tạo bởi chất nền mềm và các hạt nhám Alumin.
Loại CS-10F sẽ mài mòn nhẹ, CS-10 mài mòn trung bình và CS-17 mài mòn mạnh.
Trước khi sử dụng các đá mài CS -10, CS-17 nên được làm mới bằng giấy nhám S-11 trong 50 vòng quay trước khi đưa vào sử dụng.
Giấy nhám S-11 chỉ được sử dụng 1 lần.
Trong khi đó Bánh xe mài CS-10F sử dụng giấy nhám ST-11 để làm mới và có thể được tái sử dụng nhiều lần.
Khi sử dụng, đường kính của các bánh mài CS giảm xuống còn 45mm (thường đến mép giấy nhãn) thì nên thay mới.
Đá mài CS-10F lưu trữ trong vòng 2 năm còn CS-10 và CS-17 lưu tới 4 năm.
Hạn sử dụng đều được ghi chi tiết trên hộp đựng.
2. Dòng Đá mài và Thanh mài H:
+ Đá mài H gồm các model: H-10, H-18, H-22, H-38
+ Thanh mài H gồm các model: H-18
Cấu tạo: Đá mài và thanh mài H được cấu tạo bởi gốm, nhôm và các hạt đá nhám. Nên các đá mài và thanh mài H sẽ không bị hết hạn.
Loại H-10 sẽ là tốt, H-18 là trung bình, H-22 là thô và H-38 là rất tốt
CÁCH BẢO QUẢN ĐÁ MÀI VÀ THANH MÀI HÃNG TABER:
Khi không sử dụng, nên bảo quản đá mài và thanh mài trong hộp kín để tránh hư hỏng.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐÁ MÀI VÀ THANH MÀI HÃNG TABER
Khi lắp bất kì bánh mài nào vào máy, vui long tháo đai ốc có khía mũi tên trên đai ốc khỏi trục đá mài. Đai ốc ở phía thao tác của đầu mài là đai ốc có ren bên trái. Vui long tháo nó ra theo chiều kim đồng hồ. Đai ốc ở bên tay phải của đầu mài là đai ốc có ren thuận tay phải, vui long tháo nó ra theo chiều ngược kim đồng hồ.
Nếu thấy đá mài hơi rung sau khi xoay bằng ngón tay, vui long tháo đá mài ra và kiểm tra, làm sạch trước khi lắp lại vào máy.
Trước khi thử nghiệm, phải sử dụng máy hút bụi và bàn chải làm sạch trục truyền động và khoang chứa ở đáy giá đỡ mẫu. Điều này sẽ tránh tích tụ các mảnh vụn nhỏ và làm hỏng trục truyền động và bộ phận chứa mẫu.
Tìm hiểu về độ mịn và cách xác định độ mịn của hạt sơn, bột màu trong ngành sơn, mực in
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 2091:2015; ISO 1524:2013
SƠN, VECNI VÀ MỰC IN – XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN
Paints, varnishes and printing inks – Determination of fineness of grind
ĐỘ MỊN LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA ĐỘ MỊN TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM:
Độ mịn là một trong những tính chất quan trọng để đánh giá chất lượng của sản phẩm bên cạnh các chỉ tiêu như độ bóng, độ bền, độ ổn định.
Các hạt sơn càng mịn thì độ phân tán tốt, giúp bột màu thấm ướt tốt, ít khoảng trống giữa các hạt bột màu nên khi pha màu sắc sẽ đồng đều, bề mặt mịn và bóng đẹp hơn. Khó tạo ra hiện tượng kết tủa, kết tụ và các hiện tượng khác, giúp cải thiện độ ổn định sơn khi bảo quản.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN CỦA HẠT SƠN, BỘT MÀU TRONG NGÀNH SƠN, MỰC IN:
Hiện nay phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để xác định độ mịn là sử dụng THƯỚC GẠT hay còn gọi là THƯỚC ĐO ĐỘ MỊN.
Thước đo độ mịn là một khối thép không gỉ chống ăn mòn cao, có chiều dài khoảng 175mm, rộng 65mm và dày 13mm, bề mặt của nó có một hoặc hai rãnh được gia công chính xác dài khoảng 140mm và rộng 12,5mm song song với chiều dài của khối thép. Rãnh trên mép. Chiều sâu của mỗi rãnh nên giảm đều dọc theo chiều dài của khối thép. Độ sâu sẽ tương ứng với thang đo được khắc bên cạnh thước. Một đầu của rãnh có độ sâu thích hợp (ví dụ: 25um, 50um hoặc 100um) và đầu kia có độ sâu bằng không.
Mặc dù phương pháp này vận hành đơn giản nhưng nếu bạn không sử dụng thành thạo theo tiêu chuẩn, kết quả thử nghiệm của các nhân viên khác nhau vẫn có độ lệch tương đối lớn, đặc biệt khi đánh giá kết quả của các mẫu có độ mịn nhỏ.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯỚC GẠT ĐỂ KIỂM TRA ĐỘ MỊN CỦA MẪU:
1.Bước thử nghiệm O được thực hiện để dự đoán nhằm xác định kích thước tấm mịn phù hợp nhất và độ mịn gần đúng của mẫu, xem bảng bên dưới.Thực hiện đo song song 3 mẫu.
Thông số kỹ thuật thước đo độ mịn (um)
Giá trị độ chia tối thiểu (um)
Phạm vi mẫu thử nghiệm được đề xuất (um)
25
2.5
5~15
50
5
15~40
100
10
40~90
Kiểm tra xem thước đo đã chọn và tấm gạt đi kèm có bị hư hỏng hoặc có vết xước hay không.
Đặt thước đo độ mịn đã được rửa kỹ và làm khô trên bề mặt phẳng, không trơn trượt.
Đổ 1 lượng mẫu vừa đủ lên đầu rãnh và làm cho mẫu hơi tràn ra ngoài chút. Chú ý không để lọt không khí vào mẫu khi đổ mẫu.
Dùng 2 tay để kéo mẫu. Đặt tấm kéo vuông góc với bề mặt thước, tạo thành góc 90 độ. Sau đó hơi nghiêng tấm gạt. Tạo góc giữa tấm gạt và thước là 30 độ. Sau đó kéo nhanh về phía cuối thước. Đối với các mẫu nên kéo với tốc độ đều trong vòng 1-2 giây. Riêng các mẫu lỏng như mực in, chất lỏng tương tự, để tránh kết quả thấp, kéo thước không được ít hơn 5 giây.
Lưu ý tác động đủ lực lên tấm gạt sao cho rãnh chứa đầy mẫu và phần mẫu thừa được cạo ra.
Quan sát thang độ mịn càng nhanh càng tốt trong vài giây sau khi mẫu được cạo ra.
Khi quan sát kết quả, mắt quan sát tạo với cạnh của thước 1 góc trong khoảng 20-30°. Và trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, rõ ràng để không làm ảnh hưởng kết quả đo mẫu.
Trong điều kiện mẫu bị lưu biến (thay đổi sau khi đo), nên thêm 1 lượng nhỏ dung dịch pha loãng vào mẫu hoặc dung dịch sơn nền thích hợp và khuấy đều bằng tay. Sau đó lặp lại thử nghiệm.
Cần ghi lại độ pha loãng trong báo cáo. Vì đôi khi pha loãng có thể kết tụ và làm ảnh hưởng đến kết quả nghiền mịn hạt.
CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ THƯỚC KIỂM TRA ĐỘ MỊN:
THEO TIÊU CHUẨN ISO 1524:
Quan sát nơi mẫu đầu tiên xuất hiện các đốm hạt dày đặc, đặc biệt nơi có 5-10 hạt trong dải rộng 3mm ngang qua rãnh (hình bên dưới).
Có thể bỏ qua các chấm phân tán xuất hiện ở phía trên, nơi các chấm hạt dày đặc xuất hiện.
Xác định vị trí của giới hạn trên của dải này và đọc nó 1 cách chính xác như sau:
Thước đo độ mịn có thang đo 100um – đọc là 5um
Thước đo độ mịn có thang đo 50um – đọc là 2um
Thước đo độ mịn có thang đo 25um – đọc là 1um
Theo hình bên dưới, giá trị độ mịn mẫu kiểm tra sẽ là 45um
THEO TIÊU CHUẨN GB/T 1724
Khi quan sát mẫu theo tiêu chuẩn GB/T 1724, nơi các hạt xuất hiện dày đặc lần đầu tiên và nơi các hạt tiếp xúc đồng đều trong rãnh, ghi lại giá trị đọc (chính xác đến giá trị chỉ số nhỏ nhất).
Không có nhiều hơn 3 hạt trong phạm vi của giá trị đọc và vạch chia liền kề.
Sai số của 2 lần dọc không lớn hơn giá trị chia độ tối thiểu của thước đo độ mịn.
Giá trị độ mịn mẫu kiểm tra bên dưới là 45um.
Cho dù đọc theo phương pháp A hay B, kết quả đánh giá cuối cùng là trung bình cộng của 2 lần đọc tương tự từ 3 lần kiểm tra mẫu.
Hãng KSJ xuất xứ Trung Quốc có rất nhiều máy đo độ bóng, có thể chọn theo ứng dụng, góc đo, thiết kế. Dưới đây là hướng dẫn cách chọn máy đo độ bóng hãng KSJ phù hợp với từng ứng dụng của khách hàng.
Phân loại máy đo độ bóng theo góc đo:
Máy đo độ bóng góc 60 – MG6F1, MG6-FS, MG6-SS, MG6-S1, MG6-SM, MG6-SA, WGG60-E4, WGG60-Y4, WGG60-ES4, WGG60-EJ
Máy đo độ bóng góc 45 – MG4-F3
Máy đo độ bóng 2 góc 20-60, 60-85 – MG26-F2, MG68-F2
Máy đo độ bóng 3 góc 20-60-85 – MG268-F2
Phân loại máy đo độ bóng theo ứng dụng
Máy đo độ bóng mẫu nhỏ, bề mặt cong: MG6-SA, MG6-FS
(Đặc điểm khe đo mẫu 2x4mm, phù hợp đo mẫu có bề mặt mẫu nhỏ, bề mặt cong)
Máy đo độ bóng mẫu kim loại, có độ bóng cao: MG6-SA, WGG60-EJ
(Đặc điểm thang đo độ bóng rộng 0-999GU, phù hợp với các mẫu kim loại có độ bóng cao)
Máy đo độ bóng chuyên mẫu đá granit, đá cẩm thạch, đá hoa cương…: MG6-SS, WGG60-ES4
Máy đo độ bóng phi kim loại như mẫu giấy, gỗ, nhựa, sơn, giày da…: MG6-S1, MG6-F1, WGG60-E4, WGG60-Y4
Phân loại máy đo độ bóng theo thiết kế
Máy đo độ bóng sử dụng pin AA, đo liên tục được 58 giờ: MG6F1, MG6-FS, MG6-SS, MG6-S1, MG6-SM, MG6-SA, MG4-F3
Máy đo độ bóng sử dụng pin sạc, đo liên tục trong 50 giờ trong 1 lần sạc đầy: WGG60-E4, WGG60-Y4, WGG60-ES4, WGG60-EJ.
Máy đo độ bóng dòng F2 được trang bị thêm phần mềm kết nối máy tính, dễ dàng báo cáo và phân tích kết quả đo, đồng thời sử dụng pin sạc tiện dụng: MG6-F2, MG26-F2, MG68-F2, MG268-F2
Hướng dẫn cách xác định độ phủ màng sơn, vật liệu phủ
1. ĐỘ MỜ, ĐỘ CHE PHỦ, ĐỘ TƯƠNG PHẢN LÀ GÌ?
Thuật ngữ “độ tương phản” , “độ trong suốt”, ” độ che phủ” được sử dụng thay thế cho nhau trong ngành sơn phủ. Để đơn giản chúng ta sử dụng thuật ngữ “ĐỘ MỜ”.
Độ mờ được định nghĩa là khả năng lớp phủ ngăn cản sự truyền ánh sáng.
Một ví dụ thực tế về điều này là trong trường hợp bức tường màu vàng được sơn bằng màu đỏ. Sơn màu đỏ có độ mờ càng lớn thì càng hiệu quả trong việc che giấu màu vàng bên dưới.
Độ mờ được xác định bằng cách phủ màng ướt của lớp sơn phủ lên nền có hoa văn trắng đen.
Sau khi film khô thì sử dụng máy đo độ phản xạ hoặc máy quang phổ để đo lượng ánh sáng phản xạ từ vùng phủ đen của chất nền. Sau đó điều này sẽ được biểu thị bằng phần trăm lượng ánh sáng phản xạ từ các vùng màu trắng được phủ. Giá trị này là độ mờ của film.
Sơn có độ mờ đục cao sẽ che khuất các vùng đen và trắng ở mức độ tương đương. Trong trường hợp này lượng ánh sáng bằng nhau sẽ bị phản xạ từ các vùng màu đen và trắng được tráng phủ và do đó giá trị độ mờ thu được là 100%.
2. CÁC THIẾT BỊ XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỦ MÀNG SƠN, VẬT LIỆU PHỦ:
2.1. Tấm ô vuông đen trắng kiểm tra độ phủ – Hiding Power test Board BGD299:
Dụng cụ làm 1 tấm bản trên đó chia thành 16 ô vuông trắng xe kẽ 16 ô vuông đen. Kích thước mỗi ô vuông là 25x25mm.
Để kiểm tra độ phủ màng sơn người ta sẽ quét lượng sơn lên trên tấm cho đến khi phủ kín các ô trắng và đen. Từ đó định lượng được trọng lượng sơn sử dụng chia cho diện tích sử dụng là 200cm2.
Công thức g/cm2 được sử dụng để thể hiện công suất che phủ của sơn.
Đây là phương pháp đơn giản và nhanh chóng để có thể kiểm tra độ che phủ của sơn, vật liệu phủ.
2.2. Tấm đen trắng kiểm tra độ phủ – Pfund Cryptometer BGD298:
Dụng cụ này là 1 tấm bảng trắng đen, chia làm 2 phần rõ rệt. Ngoài đo độ phủ chúng còn thể hiện được độ dày cần thiết để có thể che phủ hoàn toàn.
Nó sẽ ước lượng độ che phủ tính bằng m2/L và thích hợp kiểm tra độ phủ của các lớp bột màu.
2.3. Máy kiểm tra độ phản xạ cơ bản – Basic Reflectance Meter BGD581:
Máy kiểm tra độ phản xạ hay còn gọi là độ che phủ theo tiêu chuẩn ISO2814, ISO 3908, ISO6504, BS3900, DIN55984.
2.4. Máy kiểm tra độ phủ, độ phản xạ thông minh – Opacity meter BGD583:
Máy đo độ phủ, độ phản xạ thông minh BGD583 là sản phẩm mới nhất. Ngoài chức năng đo dữ liệu máy còn được điều khiển qua máy tính có thể lưu trữ, xử lý và tìm kiếm dữ liệu.
Máy phù hợp với tiêu chuẩn ISO2814, ISO3906, ISO6504, BS3900, DIN55984.
Cách xác định độ bám dính lớp phủ bằng phương pháp cắt ô
Phương pháp này đáp ứng tiêu chuẩn GB/T9828 (ISO2409)
Tương đương với tiêu chuẩn Việt Nam là: TCVN 2097:2015 – ISO2409:2013
Tiêu chuẩn này do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC35 về Sơn và vecni biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và công nghệ công bố.
Phương pháp cắt ô là phương pháp phổ biến nhất để đánh giá độ bám dính của lớp phủ với lớp nền. Phương pháp này sử dụng một con dao đặc biệt để cắt 25 ô vuông nhỏ của một vùng nhất định trên lớp phủ và xuyên qua lớp nền để đạt được lớp phủ.
Tỷ lệ giữa diện tích của hình vuông đã giảm xuống với tổng diện tích được sử dụng để đánh giá điểm
Dưới đây là hình ảnh kết quả của lớp phủ sau khi kiểm tra.
Phương pháp cắt ô này sẽ không phù hợp với lớp phủ kết cấu hoặc lớp phủ có độ dày lớn hơn 250um.
Các dụng cụ cắt thường được sử dụng bao gồm dao cắt một cạnh (cắt thẳng màng sơn với 1 lưỡi dao), dao cắt 4 cạnh (cắt chéo màng sơn với 6 lưỡi) và thước cắt (tích hợp sẵn khoảng cách cắt 1mm, 2mm, 3mm).
Trong đó dao cắt một cạnh phù hợp với lớp phủ khác nhau trên các bề mặt cứng và mềm. Do cắt 4 cạnh lại không phù hợp cho lớp phủ có độ dày vượt quá 120um hoặc các lớp phủ cứng (kim loại) hoặc các lớp phủ trên bề mặt mềm (gỗ hoặc thạch cao)
– Tay kéo mực in Flexo là dụng cụ đơn giản được thiết kế để in thử màu mực flexo. Tay kéo mực được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mực, in thùng carton, in flexo và các ngành công nghiệp khác.
– Tay kéo mực in Hand Proofer được cấu tạo bằng thép không rỉ, gồm 1 con lăn Anilox kim loại và 1 con lăn cao su chịu dung môi.
– Tay kéo mực có thể sử dụng mực nước, mực ống đồng, mực anilin hoặc các loại sơn lỏng khác.
– Tay kéo sẽ mô phỏng hiệu ứng in của máy in, cho ra màu mực 1 cách nhanh chóng và đơn giản nhất. Giúp người sử dụng dễ dàng so sánh màu sắc, điều chỉnh mực và phát hiệu hiệu suất in cũng như độ đậm nhạt, sâu đậm của màu từ đó điều chỉnh máy in kịp thời.
– Bộ phận quan trọng nhất trên tay kéo mực chính là con lăn Anilox kim loại.
– Trên bề mặt Anilox kim loại được chạm khắc các ô hình lăng trụ tứ giác bằng công nghệ khắc laser. Các ô lăng trụ tứ giác này sẽ quyết định độ bền bám, truyền mực và độ mịn của mực khi được in ra trên bề mặt sản phẩm.
– Số lượng các ô hay còn gọi là số dòng của tay kéo được biểu thị bằng số Line (LPI), tức là Lines per Inch, số dòng trên mỗi inch vuông.
Số lượng dòng của tay kéo sẽ tỷ lệ nghịch với độ dày màng film ướt. Có nghĩa là số lượng dòng càng lớn thì độ dày màng film ướt càng nhỏ.
– Có thể tùy chọn số line khi mua tay kéo như sau: 60-80-100-120-140-150-160-180-200-220-250-300 line
2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TAY KÉO MỰC IN FLEXO:
– Bước 1: Vặn lò xo cho con lăn cao su và con lăn inox khít nhau. Khoảng cách này sẽ tùy thuộc vào độ đặc, lỏng của mẫu khác nhau.
– Bước 2: Nhỏ mẫu vào giữa 2 con lăn.
– Bước 3: Đặt tay kéo mực Flexo lên mặt phẳng kéo 1 góc 30°, 45° hoặc 60° tùy thuộc vào mẫu và kinh nghiệm người kéo. Thông thường kéo ở góc 60° là phổ biến.
– Bước 4: Kéo thẳng 1 đường về phía người sử dụng. Lúc này tay kéo sẽ cho ra kết quả.
Kết quả này có thể được mang đi kiểm tra các chỉ tiêu vật lý khác như so sánh màu sắc, kiểm tra độ bóng, kiểm tra độ dày màng film…
GIỚI THIỆU THƯỚC KÉO MÀNG SƠN (DỤNG CỤ TẠO MÀNG SƠN, MÀNG FILM):
Do Sơn và các chất phủ là dạng dung môi rất dễ bay hơi. Vì vậy độ dày của lớp phủ khi khô thường nhỏ hơn độ dày của lớp phủ khi nó ở dạng ướt.
Tương tự do tính chất vật lý, độ dày của màng sơn khi ướt luôn nhỏ hơn độ sâu của rãnh màng lớp phủ. Nên người sử dụng có thể tìm hiểu độ dày lớp phủ gần đúng khi kết hợp giữa độ phủ màng sơn ở trạng thái ướt và trạng thái khô.
Dưới đây là dụng cụ và phương pháp xác định độ dày lớp phủ giúp người sử dụng tính toán và xác định được chính xác độ dày của lớp phủ.
CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀY MÀNG SƠN KHÔ:
Phương pháp thử nghiệm ban đầu có thể ước tính được độ dày của màng sơn khô như sau: